Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Vé máy bay rẻ và cuộc đua đến đích... thua lỗ


Trong khi 2 hãng hàng không chiếm lĩnh thị trường đang ganh đua khuyến mãi vé máy bay thì các đại lý rủ nhau làm đơn kiện đòi nợ Indochina Airlines và sức ép tiếp tục đè nặng lên hãng hàng không sắp cất cánh - Air Mekong.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Vé rẻ: Kích cầu hay gây sức ép

Đầu tháng 9, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thông báo chương trình siêu khuyến mại kích cầu nội địa với mức giá vé máy bay giảm tới 50% trên hầu hết các đường bay trong nước. Kể cả đường bay có lãi như Hà Nội - TP Hồ Chí Minh lẫn các tuyến “cứ bay là lỗ" như TP.HCM - Rạch Giá, Hà Nội - Tam Kỳ...

Hành khách có thể mua vé với các mức giá từ 400.000-860.000 đồng/chặng tùy theo hành trình cho chuyến bay thực hiện trong giai đoạn từ ngày 9/9 đến hết ngày 30/10/2010.

Đợt giảm giá lớn lên tới 350.000 vé giá rẻ của Vietnam Airlines đem đến cơ hội tiết kiệm cho nhiều hành khách nhưng cũng được xem là áp lực vô cùng lớn lên các hãng hàng không còn lại. Vé khuyến mại của VNA còn rẻ hơn vé thông thường của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Và hãng hàng không giá rẻ này cũng không tỏ ra thua kém khi liên tiếp giảm giá. Hãng đang áp dụng giá đặc biệt từ 315.000 đồng/chặng cho đường bay Hà Nội/TP.HCM - Đà Nẵng và 600.000 đồng/chặng cho đường bay TP.HCM - Hải Phòng, 615.000/chặng cho đường bay TP.HCM - Hà Nội.

Mới đây nhất, Jetstar Pacific tung ra gói giảm giá “Rồng may mắn” với 1.000 vé máy bay giá chỉ từ 100.000 đồng/chặng. Trong 5 tuần liên tiếp kéo dài đến 10/10, mỗi tuần 200 vé giá rẻ sẽ được mở bán một lần vào một ngày ngẫu nhiên trong tuần, tại website jetstar.com.vn cho đến khi hết vé.

Một chuyên gia hàng không đánh giá, việc giảm giá ào ạt của cả hai hãng đang chiếm lĩnh thị trường sẽ khiến hãng hàng không Air Mekong gặp khó khăn vô cùng lớn khi dự kiến bay chuyến đầu tiên vào ngày 10/10 tới đây.

Thị trường khốc liệt

Các đợt khuyến mãi lớn của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific được tung ra gần đây dễ làm người ta lầm tưởng các hãng hàng không này đang ăn nên làm ra. Tuy nhiên, trên thực tế, hãng hàng không quốc gia lỗ hầu hết trên các đường bay nội địa trừ đường bay vàng Hà Nội - TP.HCM và một số đường bay du lịch đi đến Đà Nẵng, Nha Trang. Tổng giám đốc Vietnam Airlines Phạm Ngọc Minh từng thừa nhận, nhiều đường bay nội địa hãng càng bay càng lỗ.

Tuy nhiên, để phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, hãng đã có được sự hỗ trợ về chính sách và tài chính của các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn để duy trì các đường bay không mang lại lợi nhuận này.

Hãng hàng không Jetstar Pacific dù đã bắt đầu cân đối được tài chính trong một vài tháng trở lại đây sau khi hợp đồng mua dầu giá cao kết thúc và hiệu quả của chính sách tăng thu, giảm chi nhưng cũng thực sự gặp khó khi lượng khách không ổn định. Một đại lý bán vé của hãng tiết lộ việc hay bị chậm, hủy chuyến khiến nhiều hành khách không còn mặn mà với hãng hàng không giá rẻ này.

Như vậy, dù giá vé có giảm với các đợt khuyến mại lớn nhưng thị trường hàng không vẫn vô cùng khốc liệt và việc tham gia vào thị trường này là rất mạo hiểm, một cựu lãnh đạo của Vietnam Airlines nhận định. Indochina Airlines là một minh chứng rõ nhất, không có vốn nhà nước, chỉ sau 1 năm khai thác, hãng đã đơn phương ngừng bay, nợ chồng chất.

Chiều qua, một nhóm đại lý bán vé bay cho hãng đã đồng loạt ký tên vào đơn kiến nghị gửi HĐQT Công ty CP hàng không Đông Dương Indochina Airlines, Cục Hàng không Việt Nam, Hội đồng Trọng tài kinh tế Hà Nội “tố” Indochina còn chưa trả 35 đại lý tổng số tiền đặt cọc là hơn 845 triệu đồng.

Trong đó, Công ty TNHH và TM Du lịch Dịch vụ Hồng Hà ở Hà Nội bị nợ nhiều nhất, lên tới 94 triệu đồng. Theo ông Vũ Đình Lâm, Trưởng Phòng vé, Công ty An Huy thì ICA không thể thanh lý hợp đồng đại lý và trả các khoản ký quỹ để xuất vé cho đại lý.

Cũng theo nhận định của một số đại lý bán vé máy bay, tình trạng khốn khó của Indochina khiến họ thận trọng hơn và không mặn mà với lời đề nghị làm ăn với một hãng hàng không tư nhân khác là Air Mekong. Chúng tôi đã tham khảo 11 đường bay và dịch vụ của Air Mekong, họ không có đường bay nào mới và hiện cũng chưa đưa ra dải giá.

Thật khó cạnh tranh được với các “anh cả” hiện nay nếu hãng này bay đường bay cũ và chưa tự cung cấp được dịch vụ. Rõ ràng, thị trường đã khó lại càng thêm khó với các hãng mới nếu các doanh nghiệp nhà nước liên tục thực hiện các chính sách kích cầu ào ạt như hiện nay.

Các hãng lớn có thể lấy lãi từ đường bay nước ngoài bù lỗ cho trong nước, cân đối được tài chính trên toàn mạng nhưng với các hãng chỉ có đường bay nội địa, việc chạy đua theo vé giá rẻ là nguy cơ thua lỗ lớn nhất hiện nay.


Công ty cổ phần PanaMAX:

Trụ sở chính:

Lô 32 liền kề 8 Văn Khê, Phường La Khê, Quận Hà Đông, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 04 63251730
Hotline: 093.668.0582

Văn phòng HCM City:

Số 168 Cô Giang, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 62763915
Hotline: 093.668.0582